Thứ Hai, 31 tháng 8, 2009

KHÓI NHANG TRONG BUỔI CHIỀU THU


Truyện ngắn của Vươg Văn Quang

Thằng cu Long là con một. Con độc mới đúng, vì trong nhà có độc mình nó, không có anh chị em nào cả.
Dù năm nay Long mới lên năm tuổi, nhưng xem cung cách của bố mẹ nó thì có thể khẳng định: Long là con độc.
Bố Long là chủ tịch hội đồng quản trị của một công ty nhà nước. Mẹ Long cũng chức danh cùng tên, nhưng là doanh nghiệp tư nhân, thuộc loại lớn. Hai người hiếm khi gặp nhau ở nhà, nói chuyện thì càng không, thời gian họ gặp nhau duy nhất ở nhà là lúc đi ngủ. Có lẽ, họ sẽ ngủ đúng với nghĩa đen. Lên giường. Và ngủ. Chẳng biết trước lúc thực sự chìm vào giấc ngủ họ có nói gì với nhau không. Sáng ra, họ vội vàng làm vệ sinh cá nhân. Vội vàng thay quần áo. Và vội vàng ra khỏi nhà. Ai cũng vội. Mỗi người vội một kiểu.

*
Thời xưa, thời phong kiến, người ta gọi người làm việc nhà là con sen, bà vú, bà bếp, sop phơ…, tùy theo chức năng công việc mà gọi. Nhưng nói chung là người ở, “kẻ ăn người làm”. Nhưng nói gọn là người đi ở. Gọn nữa, người ở.
Ngày nay người ta gọi là ôsin, hay tế nhị hơn một chút là người giúp việc. Nhà Long có hai người như thế. Bố Long gọi là ôsin. Mẹ Long gọi là người giúp việc. Đấy là Long nghe được những lúc họ nói chuyện với bạn, hay ai đó, qua điện thoại.
Một người chuyên việc nhà như đi chợ, nấu nướng, quét dọn, giặt giũ v.v... Đây là ôsin, Long nghĩ thế.
Người còn lại là người giúp việc. Đương nhiên rồi, vì có cách gọi nào nữa đâu. Thằng Long xem ra cũng biết thiên vị ra phết. Giúp việc rõ là có một cái vẻ gì đó đàng hoàng tử tế hơn ôsin. Người này “chuyên trách” cho Long. Thay đồ, tắm rửa, cho ăn (gọi là giục ăn mới phải, vì Long khảnh lắm), đưa đi “học”. Long học trường đại học chữ to, mấy tháng nữa mới tốt nghiệp - nói theo cách của chị giúp việc. Long không thích gọi như thế. Đi học là đi học, dù là mẫu giáo.
Không có gì quá đặc biệt, nhưng trong nhà, Long tỏ ra gần gũi thân thiết với chị giúp việc hơn cả, hình như trong danh mục công việc, người “chuyên trách” thằng Long có cả mục “hầu chuyện”. Mệt phết chứ chả đùa. Tại sao mặt trăng chỉ đêm mới hiện ra, lại còn lúc tròn lúc méo, tại sao con trai không mặc váy, tại sao gà lại gáy, tại sao cá biết bơi… vân vân và vân vân, đấy là những thứ tại sao bình thường, còn vô khối những thứ tại sao mà khi Long hỏi, chị giúp việc đỏ mặt tía tai, rồi bẽn lẽn mắng nó: “Hư nào!”
Chỉ cần thỏa mãn những cái tại sao loại thường, chị giúp việc cũng xứng là pho bách khoa toàn thư phổ thông. Thằng Long gần gũi quí mến chị giúp việc một phần cũng vì thế

*
Hôm nay nhà Long thay toàn bộ cửa kính, loại đời mới của hãng Euro Window. Vậy mà bố Long có vẻ vẫn chưa vừa ý, ông còn đòi lắp thêm “gioăng” cho mỗi tấm kính. Bố Long mở mồm là chê bai Việt Nam, xứ sở lạc hậu, dân trí thấp. Đường xá bụi mù, giao thông vô tổ chức vô luật lệ, người dân vô ý thức. Ở nước ngoài á…! Nước, không khí nhiễm bẩn trầm trọng. Ở nước ngoài á…! Chất lượng thực phẩm không đảm bảo, bát nháo, thật giả vàng thau lẫn lộn. Ở nước ngoài á…! Bố Long đi nước ngoài nhiều nên có vẻ như cái gì bố Long nói cũng từ đúng trở lên.
Nhìn chung, nhà Long với môi trường bên ngoài như một ốc đảo. Không một hạt bụi hay tiếng ồn, dù khẽ, có thể lọt vào nhà. Các loại côn trùng thì đừng có mơ xuất hiện trong nhà Long. Nhà kín, hệ thống thông gió hợp lí, khoa học, lại đủ các loại lưới to lưới nhỏ ngăn côn trùng các cỡ. Cũng thỉnh thoảng có con thạch sùng, hay con thiêu thân vô tình lọt vào, nhưng chỉ một hai nhát mostlife là xong. Sạch sẽ đến tuyệt đối.
Buổi sáng hôm nhà Long lắp cửa kính mới, đến chiều, có con bướm vàng rất to và đẹp đến đậu ở bậu cửa sổ phòng bếp. Hai cánh bướm cứ chập xòe, chập xòe. Con bướm đẹp một cách kì lạ. Cũng phải thôi, bướm to thì đương nhiên đẹp. Chả hiểu lí do gì con bướm chọn bậu cửa nhà Long mà đậu, nhưng Long chả thắc mắc về điều này. Nó thích lắm, suốt buổi chiều cứ say sưa ngắm. Đến tối, con bướm bay đi đâu mất, thay vào đó là hàng đám thiêu thân bay loạn xạ vì thứ ánh sáng vàng dịu hắt ra từ bên trong. Chị giúp việc bấm một phát vào cái nút bên cạnh cửa. Lớp cửa cuốn bằng sắt bên ngoài lớp cửa kính từ từ chạy xuống. Long hỏi chị giúp việc, con bướm đi đâu. Nó về nhà nó chứ đi đâu. Bướm cũng có nhà à? Ai chả có nhà, con gì chả có nhà. Rồi chị hát, con chim có tổ, như ta có nhà, chim mà mất tổ… Thế sao ông già ăn xin bên kia đường lại ngủ dưới hàng mái hiên? Thì… thì hàng hiên là nhà ông ấy. Thiếu gì người ở đờ la hiên. Tí nữa thì nhà chị cũng phải dọn ra đờ la hiên ấy chứ. Đờ la hiên là gì hả chị? Là… những hàng hiên, mái hiên. Những chỗ như ông già kia ngủ, người ta còn gọi là Hô ten đờ la hiên. Tại sao nhà chị phải dọn ra đờ la hiên? Em chả tin. Thật đấy, em chưa hiểu được đâu, còn nhiều thứ chị có nói em cũng chả hiểu. Những cái gì mà nhiều hả chị? Em chưa hiểu thì chị nói cái là em hiểu ngay. Chị giúp việc kéo thằng Long vào lòng, chị âu yếm xoa đầu nó, bảo, chị giải thích hay ai giải thích thì em cũng chẳng thể hiểu đâu. Có những thứ mà chỉ khi lớn lên người ta mới hiểu. Rồi em sẽ lớn, em sẽ hiểu.

*
Sáng hôm sau, thằng Long cố tình dậy sớm. Mở mắt là nó tót ra khỏi giường, đến ngay bên cửa sổ. Lớp cửa sắt chưa kéo lên. Bố nó đã đi từ lúc nào. Chị giúp việc chưa tới. Còn cả tiếng nữa mới tới giờ đi học. Mẹ thằng Long catáp cắp nách từ trên lầu đi xuống. Mẹ nó mặc juýp, đi giầy gót cao. Tiếng giầy mẹ nó gõ lên từng bậc cầu thang thánh tha thánh thót như nghệ sĩ piano gõ ngón tay lên phím đàn. Cốp, cốp, cộp, cộp… hay ơi là hay, thằng Long nghĩ thế.
Trong phòng bếp, mẹ nó viết mấy chữ lên chiếc bảng mica trắng bằng chiếc bút dạ tím treo lủng lẳng bên cạnh bảng. Chiếc bảng treo ngay phía trên kệ bếp, gần chụp hút khói, là chỗ dễ nhìn thấy. Phòng bếp nhà thằng Long kiêm luôn phòng ăn. Có kệ bếp, tủ bếp chạy vòng, có cả quầy bar mini. Bộ bàn ăn kê giữa phòng. Nói chung là sang trọng và có gu.
Thằng Long bảo, mẹ bấm cho lớp cửa sắt cuốn lên cho con xem bướm đi mẹ ơi. Đi. Mở ra đi mẹ. Sáng ngày ra đã mở với chả miếc. Bướm với chả biếc. Vớ vẩn. Chỉ tổ cho chúng nó nhòm ngó. Mẹ thằng Long vội vã - không nhìn vào nó - vừa đi rảo ra cửa vừa nói, dù nó muốn mẹ nhìn nó lắm, một tí thôi, cũng được.
Long bập bẹ đánh vần dòng chữ trên bảng. Mẹ nó dặn chị giúp việc cho nó uống thuốc ho. Còn dặn thêm, nếu nó sốt thì để nó ở nhà, không phải đi học.
Chị giúp việc vẫn chưa tới. Thằng Long thỉnh thoảng lại ra tủ lạnh, chui đầu vào. Cứ chốc chốc nó lại lặp lại thao tác đó.
Khi chị giúp việc đến, thằng Long vội bảo chị cho cửa sắt chạy lên. Con bướm vàng chưa tới. Ánh nắng sớm xiên xeo xéo vào giữa phòng rồi dừng lại lấp loáng chính giữa chiếc bàn ăn hình oval bằng gỗ cẩm lai, thằng Long nhìn thấy những hạt bụi li ti đủ hình dạng đan quyện vào nhau, có lúc còn đổi mầu, đẹp ơi là đẹp. Hay thật, nhà mình mà cũng có bụi. Nhưng đây là bụi bẩy mầu. Bụi bẩy mầu chắc là bụi sạch, không như thứ bụi thường. Long say sưa nhìn luồng nắng. Sao nắng mà cũng đẹp thế nhỉ.
Chị giúp việc hỏi nó, trong người thấy sao. Thằng Long cầm tay chị dí vào trán nó rồi bảo, chị sờ trán em mà xem này, mát ơi là mát, chả sốt đâu, chị nhỉ.
Thực ra, cơn sốt đang đến với nó. Dù cố ghìm, nhưng nó vẫn húng hắng ho. Và mỗi lần nuốt nước bọt là mỗi lần cổ họng nó đau buốt. Nhưng nó muốn tới trường hơn.
Trường thằng Long học là trường Quốc tế, một thứ trường lớp dành cho giới quí tộc, hay còn gọi là “giai cấp tư bản đỏ”. Gọi là Quốc tế, nhưng học sinh toàn người Việt, chính xác là tới 97% học sinh người Việt. Chắc chữ Quốc tế ở đây là để chỉ học phí. Học phí Quốc tế. Trường nhận học sinh từ cấp mẫu giáo trở đi. Các cấp học khác chả biết sao, nhưng học mẫu giáo như thằng Long, bố mẹ nó mỗi tháng cũng tốn hai nghìn đô la Mỹ. Ấy thế mà vẫn hết chỗ nếu không đăng kí sớm. Chả hiểu người ta làm gì với số tiền đó cho một học sinh mẫu giáo. Nhưng dường như chả ai cần hiểu điều đó.
Chị giúp việc sờ trán thằng Long, gật gù. Rồi chị lấy thuốc cho nó uống. Thuốc viên mấy loại, rồi sirô ho ngọt khé cổ nữa. Thằng Long nhăn mặt, cố uống bằng hết những gì chị giúp việc đưa. Một lát sau, chị cặp nhiệt độ cho nó. Có lẽ chị làm mọi việc theo sự chỉ dẫn của chiếc bảng mica. Xem ra, mẹ thằng Long cũng chu đáo như một người mẹ bình thường.
Khi xem cặp nhiệt độ, chị giúp việc giẫy nẩy. Chết rồi, sốt rồi. Sốt cao ấy chứ lị. Thằng Long hỏi, sao mãi con bướm vàng chưa tới, hả chị? Để chị gọi điện báo cho giáo viên, rồi gọi taxi đưa em đi khám. Thay vì trả lời thằng Long, chị giúp việc lại đứng bấm ngón tay liệt kê những việc phải làm.
Thằng Long đi khám ở bệnh viện Quốc tế Việt - Anh. Người ta lấy máu nó để xét nghiệm, lấy nước tiểu để xét nghiệm. Thôi thì kính thưa đồng kính gửi các loại xét nghiệm. Lúc bị lấy máu, Long sợ lắm. Đau nữa. Nếu không có dải nắng nhiều mầu xiên qua kẽ cửa chớp cho nó ngắm, chắc còn đau hơn.
Bà bác sĩ bảo Long bị ho, sốt do viêm phế quản. Bà kê đơn thuốc rồi dặn dò chị giúp việc rất kĩ. Bà bảo phải uống thuốc đủ liều, đủ 10 ngày, bệnh này ở trẻ con không chữa triệt để dễ thành mãn tính lắm.
Khi hai chị em về tới nhà là đã gần trưa. Nắng trở nên gay gắt, không thấy những hạt bụi bẩy mầu bay bay đan quyện nhau như hồi ban sáng. Con bướm vàng vẫn biệt tăm tích. Chị giúp việc kéo rèm cửa, chỉnh lại nhiệt độ trong phòng, rồi lấy cháo trong bình thủy cho Long ăn. Mỗi lần nuốt, là một lần nó cảm thấy như bị tra tấn. Mỗi khi cháo trôi qua họng, nó thấy đau buốt, bỏng rát. Nhưng nó cố ăn, vì chị giúp việc bảo, nếu ăn hết tô cháo, con bướm sẽ tới thăm nó. Nó tin chị, vì chị chưa nói dối nó bao giờ. Hay ít ra là nó nghĩ thế. Thằng Long ăn hết cháo, rồi uống thuốc. Chỉ một lát sau khi uống thuốc, nó thiếp đi ngay. Nó nằm lăn ra ngủ ngay trên chiếc bàn ăn gỗ cẩm lai

*
Khi thằng Long tỉnh dậy, chiếc đồng hồ tường đã chỉ quá hai giờ. Ít khi thằng Long ngủ trưa nhiều thế, nhưng hôm nay có lẽ nó ngủ một giấc dài như vậy là vì quá mệt. Cơn sốt hồi sáng đã lấy đi của nó khá nhiều năng lượng. Chưa kể, trong thuốc ho, bất kể loại gì, bao giờ cũng có chất gây ngủ.
Từ trên bàn bò xuống, Long chạy ngay tới bên cửa sổ. Nó vén rèm cửa nhìn ra. Ô kìa, con bướm vàng rực rỡ, to tướng, đẹp ơi là đẹp đã đậu ở đó từ bao giờ. Hai cánh của nó vẫn chập xòe chập xòe liên tục. Chào mày nhé, từ sáng tới giờ mày đi đâu thế, chắc mày cũng phải có việc gì đó của riêng mày chứ, nhỉ. À, mà mày tới lâu chưa vậy, chờ tao lâu lắm không, cho tao xin lỗi nhé! Mày biết không, ít khi tao ngủ quên lắm. Tao đi ngủ cũng như thức dậy đều đúng giờ, chuẩn xác như cái đồng hồ Thụy Sĩ mạ vàng của bố tao ý. Cô giáo khen tao nhé, chị Lan giúp việc cũng phải khen tao nhé. Tao là người đồng hồ… Ừ nhỉ, có người Nhện này, người Cát này, người Tên Lửa này, người đột biến các kiểu này…, nhưng chả có người Đồng Hồ nhỉ… à, đúng rồi, không có cả người Bướm nữa. Ước gì tao biến thành bướm, thành người Bướm, tao cũng sẽ bay được như mày, bay lượn thoải mái ngoài kia. Hay là mày thành Bướm-Người bay Vào với tao cũng được. Tao với mày…
Thằng Long cứ đứng nói chuyện say sưa với con bướm. Chị giúp việc rón rén đến sau lưng nó, chị ngửi ngửi đầu nó rồi khẽ hôn hôn mái tóc nó. Nó biết nhưng cứ làm như không. Tới giờ ăn bữa xế rồi Long, ăn xong còn uống thuốc. Nghe tới ăn, thằng Long rùng mình. Nó nuốt nước bọt, cổ họng vẫn đau rát như phải bỏng. Thôi, bỏ bữa này được không chị, con đau họng lắm, thôi, con uống thuốc thôi, cho con bỏ bữa này, nhé! Chẳng ai dậy, chẳng ai bảo, nhưng tự nhiên thằng Long có kiểu xưng hô như vậy với chị giúp việc. Nó gọi chị là chị, và xưng con. Không bỏ bữa được đâu, không ăn mà uống thuốc, đau dạ dày chết, bác sĩ dặn rồi, viên này thì sau ăn, viên này uống giữa bữa, chỉ có viên này là uống được trước lúc ăn, thôi cố lên, đằng nào thì bướm cũng đi có việc rồi. Thể nào Long ăn xong, uống thuốc xong, nó cũng quay lại… Chị giúp việc dỗ dành Long. Thằng Long đang nhìn chị, nói chuyện với chị, vừa thấy chị bảo “bướm đi có việc” nó quay ngoắt lại nhìn bậu cửa sổ. Quả là con bướm đã bay đi. Thế mà chỉ giây phút trước đây, nó còn đứng đó xập xòe đôi cánh nghe Long nói chuyện. Qủa là chị giúp việc chẳng nói dối nó
Cuối cùng thì Long cũng nuốt xong nửa tô cháo. Trán nó đỏ rực, má đỏ hồng, cả bộ mặt nó đỏ ran, phần vì ăn tô cháo nóng, phần vì cơn sốt trong người nó dường như ngày càng cao. Uống xong mấy viên thuốc, thằng Long tụt ngay xuống ghế, chạy về cửa sổ. Đúng như chị giúp việc nói, hình như con bướm tranh thủ lúc Long ăn và uống thuốc, nó chạy đi đâu đó vì công việc riêng. Xong xuôi, nó quay lại ngay. Mày vừa đi đâu về thế? Đi nhanh nhỉ, không bị kẹt xe à? À, mà mày bay cơ mà, có phải đi xe máy đâu mà kẹt xe, nhỉ! Tao cứ làm như loài nào cũng như loài người ý, nhỉ. Hơi một tí, bước chân ra đường một quãng cũng xe máy, ôtô. Đấy là chưa kể tàu hỏa tàu thủy, tầu cánh ngầm đấy nhé. Mày bay suốt như thế, chắc chỉ gặp toàn máy bay là máy bay, bướm nhỉ. Có khi mày chả biết tàu thủy tàu hỏa là gì đâu… À, có bao giờ bị kẹt máy bay không? Đã bao giờ mày thấy kẹt máy bay chưa? Thằng Long cứ say sưa nói chuyện với con bướm không biết chán. Nó đặt hẳn đầu, áp má lên bệ cửa, lâu lâu, mỏi, cu cậu lại đổi bên. Rồi lại nói. Mà có khi con bướm thích nghe thằng Long nói chuyện thật cũng nên. Nó vẫn đứng nguyên, chỉ chập xòe chập xòe đôi cánh.
Chị giúp việc ngắm thằng Long từ phía sau. Từ lúc uống nó thuốc xong tới giờ, gần hai tiếng đồng hồ trôi qua rồi chứ ít đâu, vậy mà nó vẫn nói liên mồm. Hay là nó bị mê sảng nhỉ? Trẻ con sốt cao quá thường hay mê sảng.
Chợt chị cảm thấy hơi thở của mình thở ra nong nóng. Chị cũng thấy hơi đau đau khi nuốt nước bọt. Không nhẽ chị bị lây sốt viêm phế quản của thằng Long. Nghĩ vậy rồi chị hơi mỉm cười. Chưa nghe ai nói ho, sốt do viêm phế quản mà lây, nhất là lại từ trẻ con sang người lớn. Nhưng rõ ràng là mình cũng hâm hấp sốt thật rồi, chị lấy mu bàn tay khẽ đặt lên trán. Nóng lắm! Ôi, biết đâu thành phố này đang có dịch sốt viêm phế quản?
Bữa ăn cuối trong ngày của thằng Long tầm khoảng chín giờ tối. Hôm nay cũng thế, ăn xong nó lại uống thuốc rất ngoan. Nó chăm uống thuốc mặc dù nó cũng rất kinh sợ thuốc. Nó chỉ mong khỏi ốm, để được đến trường, nơi có các bạn và được thoát khỏi những tấm cửa kính có “gioăng” caosu. Nó sẽ kể cho các bạn nghe về con bướm vàng của nó. Giờ này, con bướm cũng đã “về nhà” rồi, Long biết thế, nên uống thuốc xong là nó lên giường nằm, không cần chị giúp việc nhắc như mọi khi. Bố mẹ nó vẫn chưa về. Chị giúp việc ngồi bên đầu giường nó, kể chuyện Tấm Cám. Chị đã kể chuyện này cho nó hàng trăm lần rồi. Câu chuyện chẳng ra làm sao. Khi người ốm mệt như hôm nay, nó càng chả thấy ra làm sao. Nó nhắm mắt, giả vờ ngủ. Chị giúp việc gọi nó hai ba lần, không thấy trả lời, chị tin là nó đã ngủ. Chị kéo chăn đắp lại cho nó. Xong xuôi, chị ra về. Khi chị về, bố mẹ thằng Long vẫn chưa về. Đây cũng là điều bình thường, thường tới mức gần như thông lệ.
Chỉ còn mình Long trong căn phòng tối om (phòng riêng của nó). Nó lật chăn, tụt khỏi giường, tìm cái remote để mở tivi, tìm kênh CartoonNetwork. Chán. Chả có gì hay. Kênh Bibi, rồi Animax… cũng thế, toàn phim xem rồi. Mãi mà bố mẹ nó vẫn chưa về. Nó mong bố mẹ quá. Ngày nào cũng mong như thế. Mong, cứ mong mà chả bao giờ quen với nỗi mong chờ. Rồi ngày nào nó cũng ngủ thiếp đi với nỗi mong chờ ấy. Và ngày nào bố mẹ nó cũng chỉ về khi nó đã ngủ say từ lâu.

*
Sáng nay, dù đã dậy từ lâu rồi, nhưng thằng Long vẫn nằm trên giường. Nó chả buồn ra khỏi giường, vì ra cũng chả để làm gì. Giờ này con bướm chưa tới đâu. Nó biết thế nên cứ nằm im. Nó nghe loáng thoáng giọng mẹ nó, chắc là nói với bố nó, rằng chị Lan giúp việc gọi điện báo nghỉ, vì chị cũng bị sốt. Sốt cao lắm. Nó lại nghe giọng bố, bảo mẹ nó nghỉ ít hôm, chờ chị Lan khỏi... Mẹ nó quát ầm ĩ, nghỉ là nghỉ thế nào. Bà Lường (tên bà ôsin, làm các việc nhà) có thể lo, có thể kiêm nhiệm phần việc chị Lan được. Ừ, cũng phải, thằng Long cũng có thể tự lo được - tiếng bố nó - trẻ con Tây tuổi ấy chúng tự lo được hết, chả lẽ thằng Long không được như lũ trẻ Tây. Gì cũng Tây. Tây, tây, tây- tiếng mẹ nó. Không thấy bố nó nói gì thêm, chắc bố nó lại vội vã đi rồi.
Đây là dịp hiếm hoi nó thấy bố mẹ nói chuyện với nhau. Vì chị Lan giúp việc nghỉ ốm - điều này đương hiên là đặc biệt, là hiếm hoi, nên bố mẹ nó mới có dịp nói chuyện với nhau.
Nó nghe mẹ dặn dò bà Lường cái gì đó về nó. Rồi mẹ cũng vội vã đi nốt. Hôm nay, có vẻ như mẹ còn vội vã hơn mọi khi. Nghe tiết tấu gót giày là nó biết.
Sự im lặng lại bao trùm trở lại ngôi nhà rộng lớn.
Thằng Long chỉ ra khỏi giường khi bà Lường gọi. Bà tưởng nó vẫn ngủ, nên gọi to ơi là to (cũng có khi do tai bà hơi nặng). Thằng Long vào toilet, đánh răng rửa mặt. Khi xuống phòng bếp, nó đã thấy tô cháo để trên bàn, cùng một gói thuốc các loại, để bên cạnh. Tiếng bà Lường từ trên sân thượng vọng xuống oang oang (chắc bà đang phơi quần áo) bảo thằng Long ăn xong rồi uống thuốc. Trên chiếc bảng mica, dòng chữ rất đẹp của mẹ nó viết ngay ngắn những lời dặn dò mà nếu như không dặn thì thằng Long cũng biết sẽ phải như thế, như thế. Rõ ràng là mẹ nó viết cho nó chứ không phải viết cho chị Lan như mọi khi. Chữ mẹ nó đẹp thật. Đẹp hơn cả chữ cô giáo nó. Thằng Long cứ ngoẹo cổ hết bên nọ sang bên kia để ngắm nghía những con chữ của mẹ.
Hôm nay, bữa trưa đã qua lâu rồi mà con bướm vẫn chưa tới. Lạ nhỉ, hay con bướm cũng sốt như chị Lan. Không, bướm không sốt như người…! Hay là tại nó quên uống thuốc nên con bướm không tới? Thằng Long chạy đến thùng rác trong góc nhà, lấy chân đạp cho nắp thùng mở lên rồi ngó vào trong, nó nhìn rõ, từng vỏ thuốc đã bóc trong đó. Rõ ràng là nó uống thuốc rất ngoan như lời chị Lan khen nó mà, sao bướm chưa tới nhỉ. Ngẫm nghĩ mãi rồi thằng Long cũng thiếp đi. Nó nằm ngủ trên chiếc ghế ở bộ bàn ghế ăn. Nằm mỗi cái lưng, còn hai chân buông thõng.
Giấc ngủ trưa của thằng Long ngắn và không sâu. Trong giấc ngủ, nó cứ thấy chập chờn, lúc thì con bướm, lúc thì chị giúp việc. Có lúc nó thấy “hai người”, chị giúp việc và con bướm, chạy chơi đùa với nhau trong công viên. Cái công viên mà mấy lần chị Lan đã đưa nó tới chơi. Cuối cùng nó tỉnh hẳn, mồ hôi vã ra như tắm, nhưng không phải là thứ mồ hôi của người khỏe. Cơn sốt trong nó vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Thực ra, thằng Long chỉ mới thiếp đi một lát, chừng mười lăm phút là cùng. Không thể gọi đó là một giấc ngủ. Long vội vã tụt xuống ghế, rồi chạy về phía cửa sổ. Nó gạt tấm rèm sang bên, ngó bên nọ rồi bên kia. Vẫn không thấy con bướm đâu.
Có lẽ mình nên ăn luôn bữa xế, ăn xong uống thuốc, thể nào con bướm cũng sẽ tới. Mình ăn, uống thuốc ngoan thế cơ mà. Thằng Long lụi hụi đổ cháo từ bình thủy ra tô. Nó rất cố gắng, nhưng không thể ăn hết tô cháo. Có lẽ nó đổ cháo ra hơi nhiều. Rồi nó uống thuốc, đầy đủ cả mấy loại thuốc. Sau đó nó kéo ghế ra sát cửa sổ, ngồi chờ.
Thằng Long ngủ gật trên ghế, đầu ngoẹo sang một bên, trông rõ tội. Nó lại mơ. Trong mơ, nó thấy con bướm bay chập chờn trên trần nhà. Con bướm bảo nó rằng, nó chưa uống đủ thuốc, chưa ăn và uống thuốc đúng giờ, chưa ngoan… Long giật mình tỉnh dậy, nó lại kéo rèm, lại ngó nghiêng. Chả thấy gì. Thôi đúng rồi, hình như mình bỏ mất một bữa thuốc, thảo nào. Thằng Long chạy ra chỗ tủ thuốc, kéo ghế, đứng lên mở tủ. Nó lôi cái bịch thuốc mà hôm đi khám, chị Lan đã mua. Nó nhớ đúng là bịch thuốc này. Nó còn nhớ cả từng loại cơ. Viên con nhộng uống sau ăn, viên vàng hình lục lăng này uống giữa bữa, còn viên trắng này uống được lúc chưa ăn… Thôi, uống luôn cho bữa tối, khỏi quên. Thằng Long nghĩ thế, rồi nó nhặt từng viên thuốc bỏ vào mồm. Ban đầu, vội quá quên lấy nước, nên nó nuốt chửng. Nhưng nuốt thế, họng buốt lên tới đỉnh đầu, nó chịu không nổi nên ra tủ lạnh rót nước rồi mang ly nước quay lại chỗ để thuốc, uống một cách mê mải, hết viên này tới viên khác. Lần này, chắc chắn con bướm sẽ tới thăm nó.

*
Chị Lan không ngờ cơn sốt đến nhanh và mạnh như thế. Nó quật khiến chị không thể ngồi dậy. Chị cứ nằm đây, suốt từ sáng hôm qua tới giờ, trong căn buồng trọ bình dân, giá bình dân Việt Nam. Chỉ những lúc cần uống thuốc, chị mới cố gượng dậy. Một tháng tiền học của thằng Long có thể trả tới 80 tháng tức là gần bảy năm cho căn buồng trọ này. Quốc tế khác hẳn Việt Nam. Chị bật cười về sự so sánh có phần ngô nghê của mình. Nằm đây mà chị cứ nghĩ tới thằng Long. Mới hai hôm mà chị nhớ nó quá. Trong một giấc mơ, chị thấy thằng Long bay cùng với con bướm vàng. Thằng Long cũng có cánh. Đôi cánh mầu trắng, đẹp hơn cả cánh bướm.

*
Bà Lường phát hiện ra thằng Long nằm gục trên sàn nhà, một bên là túi thuốc chỉ còn lại vài viên. Bà giậm chân bành bạch xuống nền nhà, vò đầu bứt tai, bà không biết xử lí ra sao cả. Bà sợ quá. Bà nhớ là bà vẫn để mắt đến nó, trong khi làm các việc. Việc nhà toàn những việc không tên, lúc nào cũng bận. Thế mà chỉ sểnh ra có một tí… Giời ơi là giời, bà thét lên. Lúc này bà mới sực nhớ ra rằng, bà đang đứng trong một căn phòng đầy đủ tiện nghi hiện đại. Bà vớ lấy chiếc điện thoại, điện thoại không dây loại “mẹ bồng con”, nên dùng hơi khác, hơi khó hơn điện thoại thường, lóng ngóng mãi bà mới bấm gọi được xe cấp cứu. Lóng ngóng mãi bà mới tra ra số gọi cấp cứu ở cuốn niên giám to tướng.

*
Thằng Long từ từ đứng dậy. Nhìn xung quanh, toàn là các thứ máy móc lạ mắt. Chai dịch truyền mới hết một phần ba, nhưng đã không còn nhỏ giọt. Đầu mũi kim của chai dịch cắm sâu trong tay nó, mà sao nó không thấy đau. Thằng Long chầm chậm, từ từ lượn lờ quanh phòng, nó chỉ khẽ hất người là nó bay lên như con bướm mà không cần tới đôi cách. Ban đầu, nó thận trọng bay là là, lượn quanh phòng, rồi no Nó bay sát trần nhà. Ngó xuống, nó nhìn thấy nó đang nằm. Không phải ngủ, cũng chả phải hôn mê. Trạng thái này không một vị bác sĩ nào trên đời biết được là trạng thái gì, chỉ có nó cảm và biết được. Lát sau, thằng Long thấy mẹ nó tới. Bà ôm lấy nó, khóc lóc nức nở. Rồi bố nó cũng tới. Ông ấy cũng khóc. Đây là lần đầu nó thấy bố khóc. Chắc việc nó nằm lịm dưới kia là một dịp đặc biệt, một dịp hiếm, ít nhất cũng hiếm bằng việc chị Lan sốt phải xin nghỉ trong lúc nó cũng sốt. Những dịp hiếm hoi ấy, bố mẹ nó thể nào cũng sẽ nói chuyện với nhau, như sáng nay. Long rất mong bố mẹ nó sẽ nói chuyện với nhau thật nhiều, ít ra cũng vì dịp này. Nó sẽ được chứng kiến điều nó hằng mong chứng kiến. Nhưng điều nó mong muốn không xảy ra. Bố mẹ nó chẳng hề nói gì với nhau. Chỉ là mẹ nó thì khóc nức nở, còn bố nó thì như khóc thầm, dòng nước mắt cứ tuôn trên mặt ông mà không hề phát ra âm thanh nào.

*
Mới năm tuổi, quan hệ xã hội chả đáng gì, vậy mà đám tang thằng Long đông nghẹt. Hàng đàn xe con bóng lộn đen sì nối đuôi nhau đi sau chiếc xe chở cỗ quan tài bé tí xíu đặt trên chiếc xe to lớn, bóng lộn mầu trắng bạc. Thằng Long trong bức di ảnh đặt ở đầu xe cười toe toét. Một nụ cười hơn cả nụ cười-quốc-tế. Nụ cười của người chưa biết cuộc đời là gì. Phải, chỉ khi không biết gì về cuộc đời, người ta mới có nụ cười sung sướng, thỏa mãn đến thế kia.

*
Cơn sốt của chị Lan đột ngột biến mất. Rõ ràng không phải do tác dụng của thuốc. Không có sự từ từ nào cả. Đang sốt mê man 39 độ, đột nhiên thân nhiệt chị trở lại bình thường. Mọi cảm giác khó chịu do viêm phế quản tan biến. Thậm chí, một cú ho húng hắng cũng không còn. Chị thấy khỏe khoắn hơn bình thường. Vào thời điểm đó, thời điểm chị Lan đột nhiên khỏi bệnh, nhựng viên đất đầu tiên ném xuống huyệt mộ thằng Long.

*
Chị Lan tới thăm nó đều đặn, hàng tháng, đúng vào cái ngày ấy. Tấm hình thằng Long trên bia đá cũng chính là tấm hình treo trước mũi chiếc Cadilac chở quan tài. Bên dưới tấm hình, một hàng chữ khắc cẩn vàng rất đẹp: Trần T. Long 2001-2006.
Chị đốt cả bó nhang, thắp cho thằng Long ba nén, và những người hàng xóm của nó, mỗi người một nén. Khói nhang lãng đãng trong một buổi chiều thu trong veo gợi nên điều gì? Nỗi buồn. Phải, nỗi buồn. Rồi thì cuối cùng mọi sự trên đời rốt lại cũng chỉ là nỗi buồn. Tại sao chị lại bỗng dưng lên cơn sốt đúng vào lúc thằng Long cần chị nhất. Đã không biết bao nhiêu lần, chị tự trách mình về điều này. Chị cũng sốt như nó, lại chẳng mấy thiết tha với cuộc sống này. Tại sao người chết đi không phải là chị? Cách đây ít lâu, chị cũng từng có một gia đình. Một người chồng và một đứa con trai, nếu còn sống nó cũng trạc tuổi thằng Long. Nhưng tất cả đều tan biến nhanh chóng như sương như khói vậy. Chị chẳng biết mình sẽ còn phải sống bao lâu nữa. Chỉ còn là sự chịu đựng, dù không sâu sắc, chị cũng biết điều này. Linh tính mách bảo rằng, chị sẽ còn phải chịu đựng rất lâu.
Chỉ vài giây sau khi khói nhang bay lên, một con bướm vàng to bằng bàn tay trẻ con bay đến đậu bên di ảnh thằng Long. Đôi cánh nó cũng chập xòe chập xòe như quán tính của mọi loài bướm, nhưng ở con này, tiết tấu rất chậm. Dường như nó, con bướm ấy cũng đang im lặng và nghĩ về nỗi buồn đời, giống chị.

VVQ- SG - 5/8/2008

DÂN TỘC THI CA & CÁI LỖ ĐÍT CHƯA KHÍT


Khi còn đang mài đít trên ghế nhà trường XHCN, chúng tôi được dậy rằng: Dân tộc ta là dân tộc thi ca. Đã có lúc tôi (và các bạn đồng lứa) tin điều đó. Và một thời gian dài ơi là dài, dài như cái giải rút quần, toàn dân ta đã tin và tự hào rằng: Dân tộc ta là dân tộc thi ca. Và còn cả gan phân chia địa hạt: Tầu là nơi của văn phú, với mấy bộ kì thư xem được, trong khi ta là mảnh đất thi ca đụng đâu thơ phọt đấy, đại thi phẩm kể sao cho hết.

Kể cũng đúng.

Này nhé: Bà già răng đen mắt toét móng chân tóe tòe loe vàng ươm béo ngậy, gót chân xẻ rãnh như mạng nhện nhưng xuất khẩu ra lục bát cứ như ngứa họng khạc ra đờm vậy. Có một thời, trên tờ báo Hà Nội Mới có hẳn mục thơ… đả kích, nào là:

Quần loe ống, áo hở lưng
Đầu bù tóc rối xin đừng đua nhau.

Hoặc:

Đầu phi-dê trông cao bồi
Đầu dài ngôi giữa hương nhài anh thương

Rồi thơ… nâng cao tinh thần cảnh giác:

Ở đây tai vách mạch rừng
Những điều bí mật xin đừng nói ra.

Hay là thơ… vệ sinh:

Con ruồi đậu ở chuồng phân
Cái chân của nó rất vi trùng nhiều

Hoặc thơ… hướng dẫn vệ sinh:

Ỉa sao trúng lỗ mới tài
Ỉa chệch ra ngoài kĩ thuật còn non

Chẳng là thời đó chưa có toilet riêng với bồn cầu như bây giờ, mà mọi người dùng chung, gọi là nhà xí công cộng. Cấu tạo của nhà xí công cộng rất đơn giản: có 2 viên gạch đặt theo hình chữ V để người hành sự ngồi đặt chân lên đó, đáy chữ V là một lỗ tròn, dùng để thả.

Thế nhưng do hướng dẫn kia (hình như) mang tính chủ quan, giáo điều, duy ý chí, áp đặt, nên đã có nhà phản biện:

Còn non thì mặc còn non
Phi trật vài hòn thì đã làm sao?

Lại cả thơ châm biếm mấy anh giầu xổi:

Từ ngày anh có A-kai
Hai bên hàng xóm điếc tai quá chừng
Nhạc chi cứ giật tùng tùng
Như là gậy gỗ khua thùng sắt tây…

Lại cả thơ chống cá độ bóng đá (thời tem phiếu mà các bố nhà ta đã cá độ mới ghê ):

Bên này Phăng xét cô li
Bên kia đã có Léc by kì tài
Dễ gì ai thắng được ai?
Coi chừng con át chủ bài Lác xen

Thôi thì đủ, kính thưa đồng kính gửi các loại đề tài thể hiện bằng (cũng) kính thưa đồng kính gửi các thể thi ca. Những đại thi nhân làm rạng danh tiếng Việt thì khỏi kể ra đây, trẻ lên hai nó cũng biết (tỷ như tác giả của câu thơ được cho là ám ảnh, giầu nhạc tính, tư tưởng nhân bản cao cả: Hòn đá to/Hòn đá nặng/Một người nhắc/Nhắc không đặng).

Ấy thế nhưng có một bài thơ, mà tôi cho rằng từ Đường thi bên Trung Hoa với nào là Khuất Nguyên, Thôi Hộ, Lý Bạch vân vân và vân vân, cho chí thơ Lý-Trần bên ta, rồi thơ Mới với Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận… vân vân và vê vê, không một vị nào có nổi một tác phẩm có thể sánh với tác phẩm sau đây. Chính vì bài thơ này, tôi càng củng cố niềm tin: Dân tộc ta là dân tộc thi ca. Mỗi người dân Việt nhà một nhà thơ, từ tiểu thi nhơn tới đại thi hào.Và điều đáng nói hơn cả, tác giả của kiệt tác ấy lại là một thi gia khuyết danh.

Thế mới hay, kẻ thực tài đâu cần danh vọng !

Bài thơ gây ám ảnh vì những hình ảnh vô cùng biểu cảm và vi tế . Ngôn ngữ lúc cần phát thanh thì tượng hình, lúc cần bật hình thì tượng thanh, chẳng e dè kiêng nể một ai kể cả thượng đế, nhạc tính dạt dào, giai điệu lúc mượt như tơ lúc cương như thiết. Cứ thế mà múa bút phóng chữ, coi trời đất càn khôn như đồ bỏ, chỉ thiên hà tinh tú xa xăm kia mới là đáng kể.

Và đáng kể hơn nữa, đề tài của bài thơ chỉ đơn giản là vịnh một con ngựa mà thôi. Chỉ bằng bốn câu tứ tuyệt, làm sao lột tả được tâm lí, thần thái chiến mã tới vẻ dũng mãnh, oai hùng, thân thủ siêu phàm của thần mã ?

Và đây. Mời chúng sanh thưởng lãm thi phẩm và cùng ngất ngây với bản ngã. Cũng cần nói thêm: kẻ ra đề là nhà vua (là chức tương đương chủ tịch nước ngày nay), và đám thưởng thức là hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quần thần (kiểu như các đại biểu quốc hội, các nghị sĩ vậy):

Hoàng hậu đánh cái rít
Ngựa ông phi mù tít
Phi rồi phi lại
Lỗ đít vẫn chưa khít

Không còn gì để nói thêm. Kính bái phục!

Hình ảnh lỗ đít chưa kịp khít chỉ vì phát rắm phun ra, trong khi ngựa phi đi rổi phi lại và tới đích. Thật kinh hoàng làm sao. Hình ảnh mang dáng vẻ siêu siêu thực, nghĩa là thi ca dân tộc ta đi trước thi ca nhân loại tới dăm thế kỉ. Hình ảnh này, sự tưởng tượng này hẳn là chỉ có ở Thượng đế mà thôi. Ấy vậy mà tác giả của nó chỉ là một nhà thơ dân dã của Việt Nam. Hỏi làm sao tôi không tự hào ?

Dân tộc tôi - một dân tộc thi nhơn nhớn !

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2009

VÀI BỔ SUNG TỪ “VỤ ĐÔNG LA”


Dẫn nhập: Vài ngày nay, bên cạnh sự kiện hàng loạt các nhà đấu tranh dân chủ bị bắt và cùng hè nhau lên TV nhận tội xin khoan hồng, thì sự vụ Đông La vs Văn Chinh cũng thuộc loại “hot”, tất nhiên tính chất giữa hai sự việc là không thể so sánh, bởi một bên là vấn đề thời sự hoàn toàn nghiên túc, nghiêm trọng, trong khi sự vụ Đông La vs Văn Chinh tuy cũng mang mầu thời sự (văn chương), song nó lại mang dáng vẻ hài hước. Và trong chừng mực nào đó, vụ việc này cũng khiến không ít người (nhất là người trong giới văn bút) quan tâm, dù nó là hài hước hay nghiêm túc.

Bài của tác giả Tôn Văn đi trên weblog talawas, vậy theo lí thì bài của tôi cũng nên nằm bên đó. Song vì một lí do nào đó (có thể là bài thiếu nghiêm túc, có thể do những sự kiện trong bài không được kiểm chứng) ban biên tập talawas đã từ chối đi bài này. Việc chọn bài để đi hay ở, hoàn toàn là quyền của bbt, tôi không có ý kiến. Nhưng nếu phỏng đoán của tôi đúng, tức là bài không thể đi vì những sự việc trong bài không được kiểm chứng, thì tôi hoàn toàn cảm thấy thoải mái. Bởi những vụ việc đó hoàn toàn là sự thật, và tôi sẽ chịu trách nhiệm cho sự thật đó (ví dụ như việc Đông La truyền thụ võ công: Đã mất công, tốn chất xám “đánh” thì phải chọn hàng cho ra tấm ra món mà “đánh”, mới bõ. Mình “đánh” họ, chẳng cần biết thua được, đã đương nhiên coi như ngang hàng với họ, vốn là những người nổi tiếng). Hơn nữa, nhiều việc chính bản thân Đông La cũng thường khoe ra, và bàn dân thiên hạ không mấy ai còn lạ (ví dụ như sự vụ tiếp nhận bí kíp thi ca từ chính Chế Lan Viên)


***

Bài viết: Vài trao đổi từ “vụ Đông La” được tác giả Tôn Văn tiến hành viết rất cẩn thận, những thao tác nhằm so sánh hoặc chỉ ra những điểm đúng, điều sai đều rất thấu tình đạt lý. Và đáng trân trọng hơn nữa, khi Tôn Văn viết bài với thái độ đúng mực, lịch lãm, điềm đạm, nhẹ nhàng, từ đầu tới cuối (mặc dù, nhiều điểm, nhiều cách dùng từ của “bài phản biện” rất dễ khiến người viết không giữ được bình tĩnh) Luôn giữ được một thái độ điềm đạm từ đầu chí cuối như vậy đối với một bài viết không hề thiếu những điểm, những chi tiết chẳng hề dễ chịu thì quả là tác giả Tôn Văn hoàn toàn xứng đáng “điểm 10 cho chất lượng”, mặc dù (rõ ràng) anh chưa đi…bán dầu ăn bao giờ

Nhưng có một điều khá bất công, đó là đối tượng được thụ hưởng sự lịch lãm kia tỏ ra không mấy xứng đáng. Đôi tượng ấy chính là nhà phê bình, kiêm nhà văn, kiêm nhà thơ, kiêm nhà hóa học, nhà vật lý, kiêm nhà khí động học, thiên văn học, triết học và đôi khi kiêm luôn cả nhà … chính trị. Nhân vật có rất nhiều “kiêm” kia chính là Đông La (theo nhà văn Nguyễn Việt Hà, Đông La rõ ràng là khác với Bắc Thét, Nam Gào và … Tây Ngọng)

Tôi, kẻ viết những dòng này, kém nhà multipurpose Đông La tới gần hai chục tuổi, ấy thế mà chẳng hiểu ma dẫn lối quỉ đưa đường thế nào mà có một thời (cũng may là phúc tổ nhà tôi còn vượng lắm, nên thời gian đó không kéo dài) được nhà phê bình Đông La (từ đây sẽ chỉ gọi Đông La là nhà phê bình cho tiện) quan tâm để mắt tới. Nói vậy cho oai, thực ra sự để mắt của nhà phê bình với tôi chỉ là thi thoảng kêu tôi đi… nhậu thịt chó (sorry, so sorry…con chó). Trong các cuộc nhậu, nhà phê bình cũng có nhã ý “bồi dưỡng kiến thức văn chương, nghệ thuật, triết học” cho tôi, nhưng chỉ số IQ tôi không cao lắm nên chữ thầy giả thầy bằng sạch. May thế không biết!

Sau này nghĩ lại, tôi hú hồn hú vía. Có lẽ mả tổ nhà tôi táng ở nơi chẳng phải hàm rồng thì cũng là những nơi kha khá, bởi vậy nên tôi chẳng phải thấm nhuần hay quán triệt bất kể thứ kiến thức nào từ nhà multipurpose này.

Nhưng có một thủ pháp phê bình mà nhà phê bình Đông La đã không dưới đôi lần thì thào thẽ thọt vào tai tôi trong những cuộc nhậu, và có lẽ vì vậy, kiến thức đi kèm hơi rượu mùi thịt nên khiến tôi nhớ chúng như in. Nhớ một cách vô thức, dù chưa bao giờ mang ra áp dụng.

Lạy thánh mớ bái, tôi có gan dạ như anh Lê Văn Tám thì tôi cũng quyết chẳng bao giờ mang cái thủ pháp phê bình ấy ra mà ứng mà áp mà dụng.

Đọc tới đây, thể nào khối vị cũng mẩn rôm, nổi sẩy vì tò mò. Thôi thì tôi tiết lộ ngay lập tức đây: Thủ pháp của nhà phê bình Đông La là, chỉ phê, chỉ “đánh” những đứa tầm cỡ, có hạng, có máu mặt trong mọi lĩnh vực. Còn các cái loại lèng èng thì quên đi, nhá. Không có rỗi hơi mà đi “đánh” bọn này. Chưa kể vô phúc vớ phải thằng vô danh nhưng nội lực thâm hậu hơn, nó oánh giả thì có mà lỗ vốn nặng. Trong khi “đánh” bọn có tên có tuổi có số có má, chẳng may có thua cũng chả làm sao. Vì nó tài, nó giỏi. Chuyên gia nước ngoài như… ông Môngsto người Úc, anh Trymhoi người Hàn, bà Lôngsnack người Ý, cô Dytscong người Urugoay còn chịu thua bảy tám phần,, huống gì mình….

Đấy, đại khái cái thủ pháp ấy nó là như thế.

Dùng từ “bằng chứng” nghe có vẻ nghiêm trọng quá, có lẽ không nên. Chỉ cần để ý điểm danh những vị là đối tượng của nhà phê bình Đông La, lập tức thấy cai thủ pháp ấy lòi ra, rõ như ban ngày vậy. Giới nghiên cứu, thuộc nhóm khoa học xã hội nhân văn thì nào là Cao Xuân Huy, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Huệ Chi…Giới tư tưởng mà nhà phê bình Đông La sờ tới thì có Lữ Phương, Mai Thái Lĩnh, Hà Sỹ Phu… đám văn nghệ sĩ chuyên sáng tác thì nhà phê bình Đông La xuống tay có tên như nhà thơ “mỏng như rơi nghiêng” Trần Đăng Khoa, hay Đỗ Minh Tuấn, hoặc nữ văn sĩ li khai Dương Thu Hương, hoặc nhà văn cấp tiến có máu mặt Phạm thị Hoài, tệ lắm, “khan hàng” lắm thì Đông La mới xử tới dạng lìu tìu như Nguyện Việt Hà hay nhà văn mới phất như Đỗ Hoàng Diệu (À, quên, riêng Đỗ Hoàng Diệu thì Đông La không những không đánh mà còn mời đi ăn trưa tại một nhà hàng sang nhất Sài thành, món ăn cũng đắt nhất trong “mơnu”, cụ thể là Cá Bống Mú chưng tương hẳn hoi tử tế). Ai không tin, cứ hỏi thẳng nhà phê Đông La. Mà cũng chả phải hỏi, bởi nhà phê bình Đông La đã viết ra giấy trắng mực đen rồi cho phát tán trên in tờ nét hẳn hoi

Đôi khi, quá khan “hàng”, nhà phê bình Đông La lôi cả cái đám dân chủ nhân quyền ra mà tẩn tới tấp. Dưới ánh sánh chủ nghĩa Mác, nhà phê bình Đông La tẩn tất tần tật, chẳng ngại ngùng bất cứ điều gì

Ấy thế nhưng nhà phê bình Đông La cũng có những nguyên tắc. Nguyên tắc đó là: Tuyệt đối không bao giờ sử dụng thủ pháp này với những đối tượng đang nắm những trọng trách trong chính quyền

Cũng có vài biệt lệ, nhà phê bình Đông La chẳng những không “xuống tay” mà còn tỏ ra vô cùng ưu ái:

- Vì ông ấy kịp truyền bí kíp [hay y bát gì đó?] làm thơ cho Đông La rùi mới thăng (ông ấy là nhà thơ lớn Chế lan Viên)
- Vì bà ấy công nhận Đông La là nhà thơ vừa có tài vừa thông minh… gần nhất quả đất (bà ấy là nữ sĩ có tên tuổi: Anh Thơ)
- Vì ông ấy công nhận Đông La là cây viết văn xuôi số 2 của Việt Nam, chỉ sau ông ta (ông ta là nhà văn Nguyễn Khải)

Tất tật những nhâ vật/sự kiện vừa nêu, không ai dám cả gan tự dưng viết ra. Mà chỉ có nhà phê bình Đông La với thẩm quyền của người trong chăn, nên đã viết ra. Viết ra và xuất bản hẳn hoi tử tế

***

Nhưng dù sao, đối với tôi, Đông La cũng là một văn nghệ sĩ có tài. Tôi nói điều này với tất cả sự chân thành mà mình có được. Chẳng là khi talawas còn là bộ cũ, không hiểu Đông La đã tấu màn gì, hát bài gì, mà giữa đêm giữa hôm, một nữ độc giã đã phải đi cấp cứu vì xem/nghe/đọc Đông La.

Cô ấy đã cười tới mức rách âm hộ. Bục cơ vòng hậu môn

(độc giả có thể kiểm chứng:http://talawas.org/talaDB/showFile.php?res=6524&rb=12
Và, từ cổ chí kim, đã danh hài nào làm rách hẳn một chiếc âm hộ vì chủ nhân chiếc âm hộ cười quá xá chưa?)

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2009

Lịch Sử Việt Nam [tài liệu dùng cho nghiên cứu sinh]

Vào năm tám tám [1] vừa qua
Xảy ra trận chiến rất là nên thơ
Bên ta vừa oánh vừa chờ
Chờ lệnh bộ tổng xác [định] ta- bạn- thù
Bên nó lợi dụng tù mù
Tầu to súng nhỏ bắn ra vãi lìn
Tuần dương khu trục thuyền rồng
Quân thì đâu cỡ chừng vài chục thiên
Hành quân trên biển liên miên
Một vùng quần đảo đặc ken lính Tầu
Thế rồi tin tới từ đâu
Từ từ để tính chứ không đánh bừa
Tầu lạ rồi khắc sẽ quen
Mà suy cho kĩ lạ quen cũng tầu

Đại đội trưởng lòng buồn rầu
Tay thời bắn súng tay kia vò đầu [trym]
Miệng lẩm bẩm, có mấy câu:
Chỉ huy như cặc lính nào nó nghe
Chỉ huy bèn đáp tức thì:
"Trung ương bẩu thế chứ tao biết [đéo] gì"

---
[1] Năm 1988

(còn nữa)