Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2009
Thực tại của ngày qua, ngày nay & ngày mai (đọc Ram bô yêu dấu của VVQ)
Báo Thanh Niên_Thể Thao & Giải Trí số 95 (ra ngày 4/6/2009) có bài giới thiệu cuốn Ram Bô yêu dấu của tui bên cạnh những tin "hot" như "Bằng Lăng có chửa", "Nhật Tinh Tướng bị hắc lào", "siêu sao Jackky Chun bị hăm bẹn" ...v.v. Ngoài bài giới thiệu, bổn báo còn phỏng vứn tui nữa nè. Oai không? Oai như cóc ! He he he
Sau đây là bài giải phóng_tức phỏng vấn:
1.Cả tập truyện của anh toát lên sự hài hước, mỉa mai, ngoài đời anh là người thế nào?
Nhân gian lưu truyền thành ngữ: “Văn là người”. Tôi thấy (phần lớn) mọi người tin vào điều này. Tôi thì không tin vào điều đó. Tôi không cho rằng cha đẻ của những dòng văn dữ dội sẽ là một ông thiên lôi, hoặc mẹ đẻ những áng văn ủy mị, chữ tình, sẽ là một bà/cô/chị liễu yếu đào tơ mảnh dẻ thướt tha …v.v. Cũng như tôi chẳng hề là người hài hước, thích/hay mỉa mai. Nói chung, ngoài đời tôi là một kẻ khá nhạt nhẽo và vô tích sự
2. Anh chọn lựa các truyện ngắn vào trong tập này theo tiêu chí nào,
hay là không theo tiêu chí nào cả?
Bên trên, bạn đã nhận ra “cả tập truyện toát ra…”, như vậy là đã có ít nhất hai người – tôi và bạn – nhận thấy có sự nhất quán trong tập truyện (về văn phong, đề tài…). Tôi nghĩ rằng để có sự nhất quán, ta không thể trong mong vào sự ngẫu nhiên.
3. Anh đã từng gặp mẫu phụ nữ nào giống Vân trong "Ôi Rambo yêu dấu" hay đây chỉ là một sản phẩm 100% của trí tưởng tượng?
Gặp nhiều. Một phép tính nhanh lướt qua đầu, tôi đã thấy không dưới ba cô thuộc tuyp duy ý chí như vậy. May mắn là họ chỉ là chất xúc tác, là cái gợi ý để tôi viết truyện đó. Họ, những cô gái ngoài đời thật ấy, họ không duy ý chí tới mức cực đoan. Có thể coi câu chuyện của tôi là sản phẩm của 92% sự tưởng tượng và 8 % sự thật
4. Tại sao nhiều truyện trong tập này nhắc đến trường múa và thời bao cấp? (chúng khiến tôi liên tưởng đến "Yêu và sống" của Lê Vân)
Vui nhỉ ! Liên tưởng của bạn rất vui đấy. Có lẽ yếu tố múa, trường múa, thời bao cấp khiến bạn có liên tưởng đó..? Tôi thì không thấy có sự lien can gì. Trong tập, có hai hay ba truyện viết về múa, trường múa, và cũng hình như số lượng đó truyện có đôi nét vẽ vụng về thời bao cấp. Sở dĩ tôi có viết về những điều này bởi tôi vốn là một diễn viên múa. Tôi vào học trường múa (Trường cao đẳng nghệ thuật Múa) khi mới lên 10 tuổi. Ở kí túc xá, nghĩa là môi trường tập thể, tự lo thân, từ năm lên 10. Hệ đào tạo tôi theo học là hệ dài hạn nhất trong các hệ đào tạo diễn viên múa_ 7 năm. Thời kì tôi học trường múa (1979 – 1986) cũng là thời gian mà chế độ bao cấp đang “phát huy” hết công dụng. Những điều đó (thời điểm, thời gian trong trường múa) khiến nghệ thuật múa, và trường múa, cũng như thời bao cấp có một dấu ấn khá sâu đậm trong tôi. Tôi sẽ còn viết về đề tài này
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét