Thứ Hai, 31 tháng 8, 2009
DÂN TỘC THI CA & CÁI LỖ ĐÍT CHƯA KHÍT
Khi còn đang mài đít trên ghế nhà trường XHCN, chúng tôi được dậy rằng: Dân tộc ta là dân tộc thi ca. Đã có lúc tôi (và các bạn đồng lứa) tin điều đó. Và một thời gian dài ơi là dài, dài như cái giải rút quần, toàn dân ta đã tin và tự hào rằng: Dân tộc ta là dân tộc thi ca. Và còn cả gan phân chia địa hạt: Tầu là nơi của văn phú, với mấy bộ kì thư xem được, trong khi ta là mảnh đất thi ca đụng đâu thơ phọt đấy, đại thi phẩm kể sao cho hết.
Kể cũng đúng.
Này nhé: Bà già răng đen mắt toét móng chân tóe tòe loe vàng ươm béo ngậy, gót chân xẻ rãnh như mạng nhện nhưng xuất khẩu ra lục bát cứ như ngứa họng khạc ra đờm vậy. Có một thời, trên tờ báo Hà Nội Mới có hẳn mục thơ… đả kích, nào là:
Quần loe ống, áo hở lưng
Đầu bù tóc rối xin đừng đua nhau.
Hoặc:
Đầu phi-dê trông cao bồi
Đầu dài ngôi giữa hương nhài anh thương
Rồi thơ… nâng cao tinh thần cảnh giác:
Ở đây tai vách mạch rừng
Những điều bí mật xin đừng nói ra.
Hay là thơ… vệ sinh:
Con ruồi đậu ở chuồng phân
Cái chân của nó rất vi trùng nhiều
Hoặc thơ… hướng dẫn vệ sinh:
Ỉa sao trúng lỗ mới tài
Ỉa chệch ra ngoài kĩ thuật còn non
Chẳng là thời đó chưa có toilet riêng với bồn cầu như bây giờ, mà mọi người dùng chung, gọi là nhà xí công cộng. Cấu tạo của nhà xí công cộng rất đơn giản: có 2 viên gạch đặt theo hình chữ V để người hành sự ngồi đặt chân lên đó, đáy chữ V là một lỗ tròn, dùng để thả.
Thế nhưng do hướng dẫn kia (hình như) mang tính chủ quan, giáo điều, duy ý chí, áp đặt, nên đã có nhà phản biện:
Còn non thì mặc còn non
Phi trật vài hòn thì đã làm sao?
Lại cả thơ châm biếm mấy anh giầu xổi:
Từ ngày anh có A-kai
Hai bên hàng xóm điếc tai quá chừng
Nhạc chi cứ giật tùng tùng
Như là gậy gỗ khua thùng sắt tây…
Lại cả thơ chống cá độ bóng đá (thời tem phiếu mà các bố nhà ta đã cá độ mới ghê ):
Bên này Phăng xét cô li
Bên kia đã có Léc by kì tài
Dễ gì ai thắng được ai?
Coi chừng con át chủ bài Lác xen
Thôi thì đủ, kính thưa đồng kính gửi các loại đề tài thể hiện bằng (cũng) kính thưa đồng kính gửi các thể thi ca. Những đại thi nhân làm rạng danh tiếng Việt thì khỏi kể ra đây, trẻ lên hai nó cũng biết (tỷ như tác giả của câu thơ được cho là ám ảnh, giầu nhạc tính, tư tưởng nhân bản cao cả: Hòn đá to/Hòn đá nặng/Một người nhắc/Nhắc không đặng).
Ấy thế nhưng có một bài thơ, mà tôi cho rằng từ Đường thi bên Trung Hoa với nào là Khuất Nguyên, Thôi Hộ, Lý Bạch vân vân và vân vân, cho chí thơ Lý-Trần bên ta, rồi thơ Mới với Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận… vân vân và vê vê, không một vị nào có nổi một tác phẩm có thể sánh với tác phẩm sau đây. Chính vì bài thơ này, tôi càng củng cố niềm tin: Dân tộc ta là dân tộc thi ca. Mỗi người dân Việt nhà một nhà thơ, từ tiểu thi nhơn tới đại thi hào.Và điều đáng nói hơn cả, tác giả của kiệt tác ấy lại là một thi gia khuyết danh.
Thế mới hay, kẻ thực tài đâu cần danh vọng !
Bài thơ gây ám ảnh vì những hình ảnh vô cùng biểu cảm và vi tế . Ngôn ngữ lúc cần phát thanh thì tượng hình, lúc cần bật hình thì tượng thanh, chẳng e dè kiêng nể một ai kể cả thượng đế, nhạc tính dạt dào, giai điệu lúc mượt như tơ lúc cương như thiết. Cứ thế mà múa bút phóng chữ, coi trời đất càn khôn như đồ bỏ, chỉ thiên hà tinh tú xa xăm kia mới là đáng kể.
Và đáng kể hơn nữa, đề tài của bài thơ chỉ đơn giản là vịnh một con ngựa mà thôi. Chỉ bằng bốn câu tứ tuyệt, làm sao lột tả được tâm lí, thần thái chiến mã tới vẻ dũng mãnh, oai hùng, thân thủ siêu phàm của thần mã ?
Và đây. Mời chúng sanh thưởng lãm thi phẩm và cùng ngất ngây với bản ngã. Cũng cần nói thêm: kẻ ra đề là nhà vua (là chức tương đương chủ tịch nước ngày nay), và đám thưởng thức là hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quần thần (kiểu như các đại biểu quốc hội, các nghị sĩ vậy):
Hoàng hậu đánh cái rít
Ngựa ông phi mù tít
Phi rồi phi lại
Lỗ đít vẫn chưa khít
Không còn gì để nói thêm. Kính bái phục!
Hình ảnh lỗ đít chưa kịp khít chỉ vì phát rắm phun ra, trong khi ngựa phi đi rổi phi lại và tới đích. Thật kinh hoàng làm sao. Hình ảnh mang dáng vẻ siêu siêu thực, nghĩa là thi ca dân tộc ta đi trước thi ca nhân loại tới dăm thế kỉ. Hình ảnh này, sự tưởng tượng này hẳn là chỉ có ở Thượng đế mà thôi. Ấy vậy mà tác giả của nó chỉ là một nhà thơ dân dã của Việt Nam. Hỏi làm sao tôi không tự hào ?
Dân tộc tôi - một dân tộc thi nhơn nhớn !
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét