Thứ Ba, 25 tháng 8, 2009
VÀI BỔ SUNG TỪ “VỤ ĐÔNG LA”
Dẫn nhập: Vài ngày nay, bên cạnh sự kiện hàng loạt các nhà đấu tranh dân chủ bị bắt và cùng hè nhau lên TV nhận tội xin khoan hồng, thì sự vụ Đông La vs Văn Chinh cũng thuộc loại “hot”, tất nhiên tính chất giữa hai sự việc là không thể so sánh, bởi một bên là vấn đề thời sự hoàn toàn nghiên túc, nghiêm trọng, trong khi sự vụ Đông La vs Văn Chinh tuy cũng mang mầu thời sự (văn chương), song nó lại mang dáng vẻ hài hước. Và trong chừng mực nào đó, vụ việc này cũng khiến không ít người (nhất là người trong giới văn bút) quan tâm, dù nó là hài hước hay nghiêm túc.
Bài của tác giả Tôn Văn đi trên weblog talawas, vậy theo lí thì bài của tôi cũng nên nằm bên đó. Song vì một lí do nào đó (có thể là bài thiếu nghiêm túc, có thể do những sự kiện trong bài không được kiểm chứng) ban biên tập talawas đã từ chối đi bài này. Việc chọn bài để đi hay ở, hoàn toàn là quyền của bbt, tôi không có ý kiến. Nhưng nếu phỏng đoán của tôi đúng, tức là bài không thể đi vì những sự việc trong bài không được kiểm chứng, thì tôi hoàn toàn cảm thấy thoải mái. Bởi những vụ việc đó hoàn toàn là sự thật, và tôi sẽ chịu trách nhiệm cho sự thật đó (ví dụ như việc Đông La truyền thụ võ công: Đã mất công, tốn chất xám “đánh” thì phải chọn hàng cho ra tấm ra món mà “đánh”, mới bõ. Mình “đánh” họ, chẳng cần biết thua được, đã đương nhiên coi như ngang hàng với họ, vốn là những người nổi tiếng). Hơn nữa, nhiều việc chính bản thân Đông La cũng thường khoe ra, và bàn dân thiên hạ không mấy ai còn lạ (ví dụ như sự vụ tiếp nhận bí kíp thi ca từ chính Chế Lan Viên)
***
Bài viết: Vài trao đổi từ “vụ Đông La” được tác giả Tôn Văn tiến hành viết rất cẩn thận, những thao tác nhằm so sánh hoặc chỉ ra những điểm đúng, điều sai đều rất thấu tình đạt lý. Và đáng trân trọng hơn nữa, khi Tôn Văn viết bài với thái độ đúng mực, lịch lãm, điềm đạm, nhẹ nhàng, từ đầu tới cuối (mặc dù, nhiều điểm, nhiều cách dùng từ của “bài phản biện” rất dễ khiến người viết không giữ được bình tĩnh) Luôn giữ được một thái độ điềm đạm từ đầu chí cuối như vậy đối với một bài viết không hề thiếu những điểm, những chi tiết chẳng hề dễ chịu thì quả là tác giả Tôn Văn hoàn toàn xứng đáng “điểm 10 cho chất lượng”, mặc dù (rõ ràng) anh chưa đi…bán dầu ăn bao giờ
Nhưng có một điều khá bất công, đó là đối tượng được thụ hưởng sự lịch lãm kia tỏ ra không mấy xứng đáng. Đôi tượng ấy chính là nhà phê bình, kiêm nhà văn, kiêm nhà thơ, kiêm nhà hóa học, nhà vật lý, kiêm nhà khí động học, thiên văn học, triết học và đôi khi kiêm luôn cả nhà … chính trị. Nhân vật có rất nhiều “kiêm” kia chính là Đông La (theo nhà văn Nguyễn Việt Hà, Đông La rõ ràng là khác với Bắc Thét, Nam Gào và … Tây Ngọng)
Tôi, kẻ viết những dòng này, kém nhà multipurpose Đông La tới gần hai chục tuổi, ấy thế mà chẳng hiểu ma dẫn lối quỉ đưa đường thế nào mà có một thời (cũng may là phúc tổ nhà tôi còn vượng lắm, nên thời gian đó không kéo dài) được nhà phê bình Đông La (từ đây sẽ chỉ gọi Đông La là nhà phê bình cho tiện) quan tâm để mắt tới. Nói vậy cho oai, thực ra sự để mắt của nhà phê bình với tôi chỉ là thi thoảng kêu tôi đi… nhậu thịt chó (sorry, so sorry…con chó). Trong các cuộc nhậu, nhà phê bình cũng có nhã ý “bồi dưỡng kiến thức văn chương, nghệ thuật, triết học” cho tôi, nhưng chỉ số IQ tôi không cao lắm nên chữ thầy giả thầy bằng sạch. May thế không biết!
Sau này nghĩ lại, tôi hú hồn hú vía. Có lẽ mả tổ nhà tôi táng ở nơi chẳng phải hàm rồng thì cũng là những nơi kha khá, bởi vậy nên tôi chẳng phải thấm nhuần hay quán triệt bất kể thứ kiến thức nào từ nhà multipurpose này.
Nhưng có một thủ pháp phê bình mà nhà phê bình Đông La đã không dưới đôi lần thì thào thẽ thọt vào tai tôi trong những cuộc nhậu, và có lẽ vì vậy, kiến thức đi kèm hơi rượu mùi thịt nên khiến tôi nhớ chúng như in. Nhớ một cách vô thức, dù chưa bao giờ mang ra áp dụng.
Lạy thánh mớ bái, tôi có gan dạ như anh Lê Văn Tám thì tôi cũng quyết chẳng bao giờ mang cái thủ pháp phê bình ấy ra mà ứng mà áp mà dụng.
Đọc tới đây, thể nào khối vị cũng mẩn rôm, nổi sẩy vì tò mò. Thôi thì tôi tiết lộ ngay lập tức đây: Thủ pháp của nhà phê bình Đông La là, chỉ phê, chỉ “đánh” những đứa tầm cỡ, có hạng, có máu mặt trong mọi lĩnh vực. Còn các cái loại lèng èng thì quên đi, nhá. Không có rỗi hơi mà đi “đánh” bọn này. Chưa kể vô phúc vớ phải thằng vô danh nhưng nội lực thâm hậu hơn, nó oánh giả thì có mà lỗ vốn nặng. Trong khi “đánh” bọn có tên có tuổi có số có má, chẳng may có thua cũng chả làm sao. Vì nó tài, nó giỏi. Chuyên gia nước ngoài như… ông Môngsto người Úc, anh Trymhoi người Hàn, bà Lôngsnack người Ý, cô Dytscong người Urugoay còn chịu thua bảy tám phần,, huống gì mình….
Đấy, đại khái cái thủ pháp ấy nó là như thế.
Dùng từ “bằng chứng” nghe có vẻ nghiêm trọng quá, có lẽ không nên. Chỉ cần để ý điểm danh những vị là đối tượng của nhà phê bình Đông La, lập tức thấy cai thủ pháp ấy lòi ra, rõ như ban ngày vậy. Giới nghiên cứu, thuộc nhóm khoa học xã hội nhân văn thì nào là Cao Xuân Huy, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Huệ Chi…Giới tư tưởng mà nhà phê bình Đông La sờ tới thì có Lữ Phương, Mai Thái Lĩnh, Hà Sỹ Phu… đám văn nghệ sĩ chuyên sáng tác thì nhà phê bình Đông La xuống tay có tên như nhà thơ “mỏng như rơi nghiêng” Trần Đăng Khoa, hay Đỗ Minh Tuấn, hoặc nữ văn sĩ li khai Dương Thu Hương, hoặc nhà văn cấp tiến có máu mặt Phạm thị Hoài, tệ lắm, “khan hàng” lắm thì Đông La mới xử tới dạng lìu tìu như Nguyện Việt Hà hay nhà văn mới phất như Đỗ Hoàng Diệu (À, quên, riêng Đỗ Hoàng Diệu thì Đông La không những không đánh mà còn mời đi ăn trưa tại một nhà hàng sang nhất Sài thành, món ăn cũng đắt nhất trong “mơnu”, cụ thể là Cá Bống Mú chưng tương hẳn hoi tử tế). Ai không tin, cứ hỏi thẳng nhà phê Đông La. Mà cũng chả phải hỏi, bởi nhà phê bình Đông La đã viết ra giấy trắng mực đen rồi cho phát tán trên in tờ nét hẳn hoi
Đôi khi, quá khan “hàng”, nhà phê bình Đông La lôi cả cái đám dân chủ nhân quyền ra mà tẩn tới tấp. Dưới ánh sánh chủ nghĩa Mác, nhà phê bình Đông La tẩn tất tần tật, chẳng ngại ngùng bất cứ điều gì
Ấy thế nhưng nhà phê bình Đông La cũng có những nguyên tắc. Nguyên tắc đó là: Tuyệt đối không bao giờ sử dụng thủ pháp này với những đối tượng đang nắm những trọng trách trong chính quyền
Cũng có vài biệt lệ, nhà phê bình Đông La chẳng những không “xuống tay” mà còn tỏ ra vô cùng ưu ái:
- Vì ông ấy kịp truyền bí kíp [hay y bát gì đó?] làm thơ cho Đông La rùi mới thăng (ông ấy là nhà thơ lớn Chế lan Viên)
- Vì bà ấy công nhận Đông La là nhà thơ vừa có tài vừa thông minh… gần nhất quả đất (bà ấy là nữ sĩ có tên tuổi: Anh Thơ)
- Vì ông ấy công nhận Đông La là cây viết văn xuôi số 2 của Việt Nam, chỉ sau ông ta (ông ta là nhà văn Nguyễn Khải)
Tất tật những nhâ vật/sự kiện vừa nêu, không ai dám cả gan tự dưng viết ra. Mà chỉ có nhà phê bình Đông La với thẩm quyền của người trong chăn, nên đã viết ra. Viết ra và xuất bản hẳn hoi tử tế
***
Nhưng dù sao, đối với tôi, Đông La cũng là một văn nghệ sĩ có tài. Tôi nói điều này với tất cả sự chân thành mà mình có được. Chẳng là khi talawas còn là bộ cũ, không hiểu Đông La đã tấu màn gì, hát bài gì, mà giữa đêm giữa hôm, một nữ độc giã đã phải đi cấp cứu vì xem/nghe/đọc Đông La.
Cô ấy đã cười tới mức rách âm hộ. Bục cơ vòng hậu môn
(độc giả có thể kiểm chứng:http://talawas.org/talaDB/showFile.php?res=6524&rb=12
Và, từ cổ chí kim, đã danh hài nào làm rách hẳn một chiếc âm hộ vì chủ nhân chiếc âm hộ cười quá xá chưa?)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét