Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2009

ÔI TÓC EM DÀI ĐẾN THẦN THOẠI

Lưu ý: Trong lời một số bài ca, người viết cố tình “chế tác”, biến báo, đặng phù hợp với nợi dung bài viết muốn … tán. Ví dụ như từ “đến”, trong câu Ôi tóc em dài […] thần thoại, thực chất là từ “đêm”. [ặccặc]




Trong ba nhà thơ tên Sơn (tam Sơn), Sơn Huế là người nổi tiếng nhất. Nổi tiếng nhì là Sơn Núi_chỉ ai quan tâm tới thi ca mới biết ông này. Và hầu như không ai biết tới Sơn Bắc Kì_chỉ ai quan tâm tới thơ hậu hiện đại và diễn viên hài V.D mới biết ông này. Tác phẩm thành công nhất của Sơn Bắc Kỳ là trường ca : Giặt Quần (jeans wash)



Sơn Huế nổi tiếng, và được ưu ái, một phần nào đó bởi ưu thời mẫn thế, nhạy bén đổi mới tư duy. Đang hiện sinh chán nản phán "đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt" ông hớn hở hiện thực xhcn "em ở nông trường em ra nơi biên giới"



Nhưng trước khi được ưu ái bởi đổi mới tư duy, ông đã nổi tiếng vì những thủ pháp độc đáo trong dụng ngữ thi ca. Một trong những thủ pháp ấy là ... so sánh không cùng loại [trong bộ môn Phương pháp luận của ngành nghiên cứu côn trùng, thủ pháp này rất được ưa chuông và đánh giá cao]. So sánh giữa cái cụ thể và cái trừu tượng: Ôi tóc em dài đến (như) thần thoại. Dài đến thần thoại là dài thế nào? Đek biết, chỉ biết là ... hay, quá hay ! Hoặc cái để so chỉ có giá trị gợi cảm cho cái được so, chứ không có giá trị cân đo đong đếm cụ thể hạp tình hạp lý: Buồn như giọt máu. Rất trìu tượng, rất mơ hồ, và ... rất hay (sau này, lớp hậu sinh 8x, 9x cũng áp dụng thủ pháp này nhưng không mấy thành công: Buồn như con chuồn chuồn. Tiếc thay!) nhưng ai mà biết, giọt máu có buồn bao giờ không? Và nó buồn cỡ nào mà Sơn Huế mang ra so sánh! Thật trìu [mến] [tưởng] tượng!



*



Bài viết này là bắt chiếc (đúng phải là "chước", hay thật đúng chuẩn phải là "trước". Từ “trước” này là “trước” trong “trước tác”, trước tác cũng có nghĩa là tác phẩm. Vậy, “bắt trước” chính là bắt [lấy] tác phẩm của người khác về làm của mình, cho tiện. Nhưng thường người miền Bắc phát không chuẩn âm này, tựa như đọc "uống diệu" nhưng viết là "uống rượu") bạn Phan Bá Thọ. Bạn Thọ có một series entry như vậy, bạn để tags là poetry photo, nhưng tôi không bắt chiếc quả này, tôi để tags là "nhảm đàm".



Nói chút về chữ "bắt chiếc". Hồi xưa, bọn trẻ con hay trêu nhau "bắt chiếc ăn lồn cá diếc". Cá diếc là loại cá hoang, sống ở ao, hồ, đầm. Cá diếc mình nhỏ, dáng giống cá chép, nhiều xương răm, thịt ngọt. Và cá diếc cũng chẳng có lồn. Cá diếc thường nấu với dưa cải khú, ăn kèm rau sống. Mùa đông Hà Nội mà xơi món này thì tuyệt cú mèo. Cá diếc ngày nay chắc đã tuyệt chủng, vì người ta lấp hết ao, hồ, đầm, để qui hoạch hay kế hoạch gì đó…, mất rồi.



Chắc vì không còn cá diếc, nên ngày nay bắt chiếc là chuyện bình thường, không còn ai xấu hổ vì bắt chiếc. Cứ nhìn các vụ đạo văn đạo nhạc đạo thơ, đầy rẫy và tràn lan, thì đủ biết

1 nhận xét: