Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Không định tiếp tục public series Ở xứ Lừa, song vừa vô tình đọc bài trên fb "hồi kí tâm phan", có bài này [bài viết về một nữ zoanh nhưn thành công. Tay không bắt giặc]. Đọc xong bùn cười, và nghĩ, giờ này mà vẫn còn lắm kẻ minh triết đi xúi trẻ con ăn cứt gà sáp

Ai đọc xong bài trên fb "hồi kí tâm phan", nếu tâm đắc, và tin, và phản đối thái độ của tôi, xin mạnh dạn jơ tai [hand] phát biểu. Tôi sẽ giả nhời.




Unit 7: Một [vài] quan niệm, ở xứ Lừa

Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Sau năm lần cải cách giáo dục, bẩy lượt thay đổi sách giáo khoa, không hiểu hiện nay lũ nhi đồng Lừa đang được dậy dỗ những gì, nhưng với thế hệ 7X, câu thơ trên thuộc nằm lòng.

Có thể hiện nay câu thơ trên không còn được học thuộc lòng, song tư tưởng “chăm chỉ lao động, ý chí sắt đá và quyết tâm lớn lao sẽ khiến chúng ta có tất cả. Người từ hai bàn tay trắng có thể trở nên giầu có” vẫn được xiển dương mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông. Rất nhiều Lừa tin và tâm đắc với điều này

Trở lại một chút với câu thơ. Câu thơ này, vừa đúng, vừa sai.

Đúng, vì nó mặc định khái niệm “tất cả” chỉ là “cơm”, nghĩa là bàn tay ta chỉ thuần túy kiếm cái đớp, hay nói cô đọng theo người xưa: Hai tay vơ lỗ miệng. No bụng là một hạnh phúc. Đủ ăn nghĩa là tất cả. Tư tưởng đặc trưng của bần nông. Của Lừa ngàn đời.

Sai, nếu chỉ có hai bàn tay trắng, và chỉ lao động chân tay [câu thơ trên rõ ràng mang hàm nghĩa này] thì muôn đời bốc cứt. Sỏi đá nào thành cơm? Làm nên tất cả là nên cái gì? Một kiểu mị dân đặc trưng của ý thức hệ cộng sản.

***

Để thành công [1] trong lĩnh vực kinh tế, người ta cần hai loại vốn. Một: vốn tri thức, chất xám. Nghĩa là, một khối óc thông minh cộng với đào tạo bài bản [2]. Càng thông minh, càng được được đào tạo kĩ lưỡng, hứa hẹn thành công càng lớn. Hai, vốn tài chính; loại vốn này, ở buổi ban đầu, tốt nhất nên là vốn tự có, nghĩa là từ tài sản dòng họ, gia đình [3].

Yếu tố thứ ba mang tính siêu hình, song không thể không xét tới, đó là sự may mắn.

Không thông minh và sinh trưởng trong gia đình nghèo, may mắn lắm sẽ là đủ ăn. Muôn đời chân đất mắt toét. Ở đấy mà bàn tay làm nên tất cả.

Một ví dụ minh họa: Truyền thông Lừa thường tô vẽ nhân vật Bill Gates [kẻ được Steve Jobs gọi là thằng ngẩn ngơ] như một tài năng đi lên từ hai bàn tay trắng, kẻ bỏ ngang đại học và thành công mĩ mãn. Thực tế thì sao? Bill Gates, dù không thông minh kiệt xuất như Steve Jobs, nhưng hắn không phải không thông minh [nhưng chưa đủ thông minh để học hành tới nơi tới chốn [4]]; quan trọng hơn, hắn thừa đủ hai điều kiện còn lại, là tài sản vật vã của gia tộc, và có sự may mắn hỗ trợ [5]. Với một nhân vật như Bill Gates, không thành công mới đáng ngạc nhiên.

Trớ trêu, điều này chỉ hoàn toàn đúng trong những xã hội bình thường, xã hội của lũ tư bản giãy chết. Một câu nói khá quen tai của giới chức sắc nước Mỹ [trong những buổi lễ trao thẻ xanh, trao quốc tịch, chẳng hạn]: “Nước Mỹ không hứa với các bạn sự thành công, nhưng nước Mỹ hứa với các bạn sự bình đẳng về cơ hội”.

Điều này bình thường nên nó chỉ đúng trong những xã hội bình thường. Nó sẽ sai, và biến tướng trong một xã hội bất thường. Điển hình là xứ Lừa.

Ở xứ Lừa với thể chế đảng trị, người ta có thể thành công nhờ hai yếu tính; một, vô liêm sỉ; hai, láu cá [nhớ rằng, láu cá khác xa thông minh]. Với hai yếu tính này, người ta chỉ cần vào đảng, là xong. Sự thành công gần như chắc chắn với vài thao tác phụ trợ: phe cánh, luồn cúi lươn lẹo, mua bằng cấp…, rồi tham nhũng thật lực

***
Trên đây là chỉ xét tới sự thành công của lĩnh vực kinh tế. Còn các lĩnh vực khác, những lĩnh vực xã hội như văn-nghệ sĩ hay tự nhiên như các khoa học gia, các nhà phát minh…v.v, thì sao?

Ở các lĩnh vực này, có thể không cần tới vốn tài chính, nhưng lại yêu cầu đặc biệt cao về vốn chất xám, tài năng. Và cũng không loại trừ yếu tố may mắn.

Thành công [thật sự, đích thực[6]] trong lĩnh vực này càng thuộc về số ít. Nó hoàn toàn không liên can tới “hai bàn tay”

***

Câu nói: Nước Mỹ hứa với các bạn sự công bằng về cơ hội; trên thực tế cũng chỉ đúng một phần, nó chỉ đúng một phần vì đó là ý chí của con người, không phải ý chí của Thượng Đế.

Mơ ước xã hội công bằng tuyệt đối là một mơ ước đẹp, nhưng là mơ ước viển vông.

Công bằng sao được khi ngay từ đầu, chúng ta sinh ra đã không công bằng? Tại sao sinh ra có người xấu người đẹp, người làm hoa hậu kẻ làm thị nở cho đời cười chê? Tại sao sinh ra người này thông minh kẻ kia ngu đần?

Đó là ý muốn của Thượng Đế, ý muốn này không phi lí, mà nó là sự sắp sếp nhằm làm xã hội loài người trật tự, hài hòa. Phi lí, có chăng, là việc chúng ta ra đời không vì ý muốn của chúng ta.

Công bằng tuyệt đối là hoang tưởng

Nói điều này để những người không hội đủ những điều kiện nêu trên [đáng tiếc, đây luôn là số nhiều], hãy biết thân phận, đừng quá duy ý chí, quá tham vọng, chỉ làm khổ mình mà thôi [ví dụ, đừng mua vé số, oánh đề - theo thống kê, 94,75% khách hàng của vé số, số đề, là người nghèo. hehe]. Câu nói nổi tiếng từ xa xưa của triết gia Hy Lạp, “Con người, xin tự hiểu mình”, luôn đúng, và luôn cần nhắc lại. Thế mới đểu.

Tóm lại, không danh gia vọng tộc, không thông minh xuất chúng, mà chỉ có “hai bàn tay”, thì hãy xác định, ngay và luôn. 

Cho cuộc sống nó lành!

----
Chú thích:
[1] Chúng ta hãy thống nhất khái niệm, thành công ở đây chỉ những người làm nên sự nghiệp lớn, có tên có tuổi. Dạng giầu có lìu tìu, không xét

[2] Nên hiểu là được đào tạo ở nước ngoài. Nếu đào tạo trong nước, nhớ phải vào đảng

[3] Ở buổi ban đầu, vốn tự có rất quan trọng. Nó sẽ phát huy tối đa tính chủ động. Trên thực tế, hiếm nhà đầu tư nào đặt cược vào kẻ mới khởi nghiệp, không tên tuổi. Những ý tưởng tốt đôi khi bị bỏ qua một cách đáng tiếc [thiếu vốn, thiếu may mắn]. Đọc thêm George Soros

[4] Nhưng Bill đủ thông minh để kể một câu chuyện thông minh. Hắn kể: X. là bạn tôi thời đại học, anh ý học rất giỏi, tôi toàn phải hỏi anh ý. Chính vì thế giờ đây anh ý giữ một vị trí rất cao trong Microsoft, còn tôi thì làm chủ Microsoft.

Câu chuyện của Bill cho thấy, vốn tài chính quan trọng thế nào

[5] Yếu tố may mắn của Bill Gates nói riêng, và các nhà tỷ phú  nói chung, ra sao. Kể ra hơi dài dòng. Mời ngâm kíu thêm trên Google

[6] Sự thành công không đích thực bởi nó không tới vì tài năng, mà tới vì thuần túy may mắn. Điệu nhẩy, ca khúc Gangnam Style là ví dụ điển hình. Nó không thể hiện tài năng vì nó chẳng liên can gì tới nghệ thuật. Nó may mắn vì nó trở nên nổi tiếng hoàn toàn nhờ vào công nghệ thông tin, cụ thể là tiện ích You Tube.


  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét